5 điều cần biết để trở thành kỹ thuật viên phục hình răng hàng đầu
Để trở thành một kỹ thuật viên phục hình răng hàng đầu, bạn không chỉ phải vững kiến thức chuyên môn mà còn phải kịp thời nắm bắt các công nghệ mới để phục vụ công việc. Tuy nhiên đó chưa phải là tất cả.
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn nhìn nhận 5 điều cần biết để trở thành một kỹ thuật viên labo xuất sắc!
1. Về nghề kỹ thuật viên phục hình răng
1.1. Trách nhiệm và vai trò
Vai trò của kỹ thuật viên phục hình răng là thực hiện chế tạo gia công các phục hình răng, khí cụ hỗ trợ điều trị và chỉnh hình trong phòng labo theo yêu cầu của nha sĩ. Ngoài ra, bạn cũng có thể đảm nhận một số vai trò khác như:
- Phụ trách chuyên môn ở những phòng khám nha khoa từ tuyến tỉnh trở xuống.
- Sơ cứu và chăm sóc những bệnh nhân tại phòng khám nha khoa.
- Vận hành và bảo quản các trang thiết bị vật tư, đồng thời sửa chữa những hỏng hóc cơ bản của chúng.
- Thực hiện công tác văn phòng như quản lý và lưu trữ hồ sơ, sổ sách.
Để đảm nhiệm các công tác trên, kỹ thuật viên phục hình răng phải nắm rõ những kiến thức cơ bản liên quan đến khoa học công nghệ, kiến thức cơ sở lĩnh vực y sinh, đặc biệt là về chuyên ngành Răng Hàm Mặt. Bên cạnh đó, việc luyện tập thực hành các kỹ năng liên quan đến công việc tại phòng labo trước khi bước vào nghề cũng hết sức cần thiết.
Ngoài chuyên môn, giống như mọi tập thể khác, kỹ thuật viên phục hình cần có tinh thần làm việc nhóm, ý thức tự nghiên cứu và đào tạo, tích cực tham gia các buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm nâng cao tay nghề.
1.2. Cơ hội nghề nghiệp
Thực tế cho thấy, nhân lực trong ngành hiện tại không đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Nghề phục hình răng vì thế cũng mang đến nhiều cơ hội phát triển rộng mở.
Bạn có thể làm việc tại các các thẩm mỹ viện nha khoa, bệnh viện răng hàm mặt, phòng khám nha khoa tư nhân, các viện nghiên cứu chuyên sâu. Nếu có nhiều kinh nghiệm, việc tham gia giảng dạy tại một số trường cao đẳng đại học, hướng dẫn sinh viên về kỹ thuật phục hình răng,… là điều hoàn toàn có thể.
2. 5 tips để trở thành kỹ thuật viên phục hình răng hàng đầu
2.1. Chú ý đến khâu sản xuất mô hình
Nhiều kỹ thuật viên không chú ý đến khâu sản xuất mô hình. Suy nghĩ này khiến họ chủ quan cắt gọt mất các chi tiết có chứa thông tin quan trọng hoặc bỏ qua chúng.
Tuy nhiên những đặc điểm giải phẫu trên các mô hình lại đóng vai trò rất quan trọng trong thiết kế cơ sở phục hình và duy trì hoàn chỉnh bộ hàm giả. Cụ thể nó:
- – Thể hiện các vị trí của các mô hình trong khớp nối.
- – Mối quan hệ khớp cắn.
- – Khâu quan trọng căn chỉnh răng cuối cùng và thiết kế chung bộ hàm giả.
Vì vậy, hãy chú ý và tỉ mỉ trong khâu sản xuất mô hình nếu bạn muốn nâng cao chất lượng công việc.
2.2. Đặt hàm chính xác
Đặt hàm chuẩn xác là kỹ năng cơ bản khi học nghề răng tháo lắp. Vậy phải làm sao để nâng cao kỹ thuật này?
Đầu tiên, cần đảm bảo nha sĩ đã cung cấp đúng và đủ mẫu khớp cắn sơ bộ. Thông tin trên mẫu sẽ giúp bạn gắn mô hình hàm trên hàm dưới một cách chính xác.
Tiếp đến, tùy thuộc vào đăng ký để điều chỉnh các thông số phù hợp với từng người. Kích thước dọc của khớp cắn sẽ gần tương đương với chiều cao khớp cắn tự nhiên của bệnh nhân.
Sau phần chuẩn bị trên, nha sĩ không cần phải mất công tìm chiều cao khớp cắn của từng bệnh nhân mà chỉ cần thực hiện các kỹ thuật còn lại một cách tối giản nhất. Việc này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian trong thực hiện các kỹ thuật phục hình răng.
2.3. Nâng cao chất lượng khi lấy mẫu khớp cắn
Nâng cao chất lượng khi lấy mẫu khớp cắn là việc mà các kỹ thuật viên phục hình răng nên chú ý cải thiện.
Thiết kế ngoại vi của khay lấy dấu riêng lẻ rất quan trọng: phải đủ không gian tự do để các cơ chuyển động không bị hạn chế, đồng thời khay phải đỡ được vật liệu lấy dấu. Điều này cho phép các hoạt động như nhai, nuốt,… của răng miệng diễn ra tự nhiên và thuận lợi nhất. Đây là những thông tin nền tảng để thiết kế một bộ hàm hoàn chỉnh và thích hợp nhất.
2.4. Cách xử lý khi chiều cao khớp cắn không chính xác
Bộ hàm sau khi chế tác có thể phải điều chỉnh lại do khớp cắn không chính xác. Để khắc phục vấn đề này, chúng ta cần giải quyết ngay từ khâu lấy dấu ban đầu.
Sử dụng những mã nội bộ cho mỗi bệnh nhân, các vết cắn sơ bộ và các khay lấy dấu riêng lẻ được gán theo những mã trên. Điều này giúp tối ưu hoá công việc, tăng độ chính xác, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và cũng hạn chế được những nhầm lẫn do sai kích thước khớp cắn.
2.5. Chú ý đến các điều kiện cần thiết để hoàn thiện bộ hàm lý tưởng, phù hợp
Điều mà không ai mong muốn là khi bộ hàm hoàn thành, bệnh nhân không hề hài lòng về nó. Để tránh không xảy ra tình trạng trên, kỹ thuật viên cần đảm bảo bệnh nhân phải tham gia ngay từ đầu khâu lấy dấu và thiết kế.
Hãy hỏi rõ yêu cầu của, họ muốn gì và không muốn gì, có yêu cầu như thế nào về bộ hàm. Nếu có thể, hãy yêu cầu họ đưa ra hình ảnh cụ thể hoặc mô tả một cách chi tiết nhất. Sau khi xác định được yêu cầu, kỹ thuật viên có nhiệm vụ hướng dẫn cho người bệnh những hoạt động tiếp theo.
Khi bạn làm tốt những điều này, chúng sẽ mang lại rất nhiều lợi thế:
- – Làm tăng sự hài lòng của bệnh nhân.
- – Bệnh nhân dễ dàng chấp nhận thực hiện kỹ thuật phục hình răng hơn.
- – Nâng cao uy tín và công việc phục hình răng của bạn.
Mong rằng với 5 tips mà chúng tôi chia sẻ ở trên, các kỹ thuật viên phục hình răng có thể cải thiện tay nghề, nâng cao kỹ thuật.