THÁO LẮP TRÊN IMPLANT

Hàm tháo lắp trên Implant là gì? Có mấy loại? Khi nào cần dùng?

Làm hàm giả tháo lắp trên Implant được xem là giải pháp trồng răng mới thay thế cho hàm tháo lắp bằng nhựa truyền thống. Vậy làm hàm tháo lắp trên Implant là gì? Có mấy loại? Ưu và nhược điểm của phương pháp này là gì? Những trường hợp nào được chỉ định cần dùng? Tham khảo bài viết dưới đây để có cái nhìn rõ nét hơn. 

Hàm tháo lắp trên Implant là gì?

Hàm tháo lắp trên Implant còn được biết đến với tên gọi khác là kỹ thuật cấy ghép Implant All-On-4. Đây là phương pháp phục hình răng cải tiến khi có sự kết hợp giữa hàm giả tháo lắp và cấy ghép Implant, vừa giúp phục hồi khả năng ăn nhai tốt, vừa mang lại vẻ đẹp hài hòa cho khuôn mặt. 

Để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng hàm cố định gắn trên tối thiểu 2 – 4 trụ Titanium đã đặt vào xương hàm trước đó, nhằm tạo điểm tựa cho hàm tháo lắp bên trên. Cả hai sẽ được liên kết với nhau thông qua các khóa cài. 

Phương pháp này thường sử dụng cho các trường hợp không thể cấy ghép Implant riêng lẻ như thông thường ở: Người già, người mất răng nguyên hàm lâu năm, tiêu xương nghiêm trọng, không thể cấy ghép thêm xương hoặc không thể nâng xoang đối với hàm trên. 

Mức độ cải thiện khả năng ăn nhai của hàm tháo lắp trên Implant sẽ tùy thuộc vào số trụ Implant được cấy vào xương hàm cũng như chất lượng hàm giả mà bạn lựa chọn. 

Có mấy loại hàm giả tháo lắp trên Implant

Tùy thuộc vào tình trạng xương hàm, thời gian mất răng và sức khỏe của bạn, bác sĩ sẽ tiến hành đặt số lượng trụ Implant phù hợp vào xương hàm. Theo đó, làm răng giả tháo lắp trên Implant có 2 loại cơ bản, đó là:

1. Hàm tháo lắp trên Implant dạng không có thanh bar

Hàm tháo lắp trên răng Implant có dạng nền hàm phủ, đây là phương pháp phục hình răng đã mất từ sự kết hợp giữa hàm tháo lắp và cấy ghép Implant. Trong đó, phần hàm tháo lắp được nâng đỡ và giữ bằng các khóa cài liên kết với trụ Titanium.

Phổ biến là hàm tháo lắp phủ trên răng Implant bằng bi dạng nam châm hoặc Locator. Khi đó, mỗi trụ Implant đặt vào xương hàm sẽ được gắn với một khóa cài hình viên bi liên kết với một khóa cài khác trên hàm giả. 

2. Dạng có thanh bar

Hàm tháo lắp trên Implant có thanh bar thường được thực hiện bằng cách đặt từ 2 – 6 trụ Implant vào xương hàm. Các trụ này được cố định bằng một thanh nối kim loại, sau đó sẽ gắn hàm phủ khít vào thanh nối với các khóa cài. Dạng hàm này chủ yếu được áp dụng khi trồng răng All-on-4 và All-on-6. 

  • All-on-4: Đặt 4 trụ Implant trên mỗi vị trí bị mất răng, sử dụng thanh bar để liên kết và nâng đỡ hàm, bao gồm 12 răng phục hình lên trên giúp cải thiện sức nhai như răng thật.
  • All-on-6: Đặt thẳng 6 trụ Implant vào mỗi hàm, liên kết với nhau bằng thanh bar và cùng nâng đỡ hàm phía trên để đảm bảo khả năng nhai vững chắc. 

Ưu và nhược điểm của hàm tháo lắp trên Implant

1. Ưu điểm khi sử dụng hàm tháo lắp trên Implant

Hàm tháo lắp trên Implant có độ vững chắc gần giống với răng thật

Trong khi hàm tháo lắp truyền thống sau một thời gian dài sử dụng sẽ lỏng lẻo và không còn bám chắc như ban đầu nữa. Khi ăn nhai sẽ gây đau, khó chịu khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. 

Ngược lại, khi đeo hàm tháo lắp trên Implant bạn sẽ không phải lo lắng bị lệch hàm hay kích ứng nướu. Bạn có thể thoải mái ăn uống bởi chúng có độ bền rất cao nhờ có sự cố định của 4 trụ Implant thay thế chân răng thật phía dưới. 

Tạo được nét thẩm mỹ tự nhiên

Răng trên hàm giả tháo lắp hầu như không bị bào mòn hay xỉn màu dưới tác động của lực nhai hoặc thức ăn có chứa tính Axit. Đồng thời có độ trắng sáng tương tự răng thật nên khi đeo sẽ tạo được vẻ tự nhiên và người đối diện khó có thể phát hiện ra bạn đang đeo răng giả. 

Có tuổi thọ cao

Nếu sử dụng hàm tháo lắp và trụ Implant chất lượng thì có thể sử dụng trong vòng 20 năm mà không cần làm lại. Có thể lâu hơn nếu bạn chăm sóc răng miệng tốt. Đây là giải pháp hoàn hảo dành cho những người mất răng lâu năm, người trung niên hoặc người có sức khỏe yếu.

Chi phí điều trị thấp

Chi phí khi sử dụng hàm tháo lắp trên Implant sẽ thấp hơn so với cấy ghép Implant cố định khi điều trị mất răng toàn hàm. 

Chịu được lực nhai tốt

Trồng răng Implant là sử dụng trụ răng nhân tạo có khả năng tích hợp hoàn toàn với xương hàm, để hình thành nên một khối thống, giúp chịu được lực nhai tốt hơn răng thật. Chính vì thế, sử dụng hàm giả tháo lắp trên Implant trở thành lựa chọn mới thay thế hàm tháo lắp bằng nhựa thông thường. 

2. Nhược điểm của hàm tháo lắp trên Implant

  • – Giá trồng răng Implant với hàm tháo lắp sẽ cao hơn hàm giả tháo lắp thông thường. 
  • – Vệ sinh răng miệng gặp nhiều bất tiện: Không chỉ đòi hỏi sự kỹ lưỡng trong khâu vệ sinh răng, bạn còn phải thường xuyên tháo ra lắp vào mỗi ngày, do vậy bạn không thể đánh răng bình thường như răng thật được. 
  • – Phải thay thế định kỳ các phụ kiện, trung bình cần thay mới sau khoảng 3 – 5 năm.
  • – Nếu so sánh với phương pháp trồng răng Implant riêng lẻ (trong trường hợp cấy 6 trụ Implant và gắn 14 răng sứ phía trên để trồng lại răng nguyên hàm) thì phương pháp dùng hàm tháo lắp trên Implant có phần yếu hơn về lực nhai. 

Trường hợp nào cần cấy ghép Implant toàn hàm?

  • – Khách hàng mất răng toàn bộ 1 hoặc 2 hàm, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày.
  • – Trường hợp mất răng toàn hàm nhưng không thoải mái khi đeo hàm tháo lắp.
  • – Bị viêm nha chu nặng và phải nhổ bỏ.
  • – Tiêu xương hàm nghiêm trọng. 

Một số lưu ý khi làm răng giả tháo lắp trên Implant

  • – Có sự chuẩn bị tốt về mặt tinh thần, sức khỏe trước khi cấy ghép.
  • – Phương pháp này áp dụng cho trường hợp tiêu xương hàm mức độ nặng nên không thể cấy ghép thêm xương, do đó quá trình diễn ra rất nhanh chóng và đơn giản. Thời gian phục hình có thể mất 3 tháng, sau khi trụ Implant tích hợp hoàn toàn vào xương hàm thì mới gắn hàm giả lên. 
  • – Chỉ có tác dụng cố định hàm tháo lắp với chức năng tốt hơn so với hàm giả thông thường. Tuy nhiên, khi so sánh với trồng răng Implant cố định thì không có nhiều ưu điểm bằng.